Máy Ép Chậm Và Máy Ép Nhanh Loại Nào Đáng Dùng Hơn

Nước ép trái cây luôn là loại thức uống được ưa chuộng. Bởi lẽ nước ép trái cây có nguyên liệu đa dạng, dễ tìm, lại dễ chế biến nên các chị em nội trợ luôn mong muốn có một chiếc máy ép để có thể pha chế cho gia đình. Tuy nhiên, giữa máy ép chậm và máy ép nhanh, chị em không biết lựa chọn loại nào cho phù hợp? Hãy cùng Gia dụng Đức Sài Gòn so sánh máy ép chậm và máy ép nhanh để biết được ưu, nhược điểm của từng loại và đưa ra lựa chọn phù hợp cho mình nhé!

Giới thiệu sơ lược về máy ép chậm và máy ép nhanh.

Máy ép nhanh.

Máy ép nhanh hay còn gọi là máy ép thường, có cấu tạo chính là một mâm xay tròn gồm nhiều lưỡi dao và có lưới lọc để ép nước từ thực phẩm. Cơ chế hoạt động của máy dựa trên lực ly tâm để chắt nước ép nên thường được gọi là máy ép ly tâm.

may-ep-cham-va-may-ep-nhanh-1
Máy ép thường và các bộ phận của máy

Máy ép chậm. 

Máy ép trái cây chậm là một dòng máy mới, ra đời muộn hơn máy ép nhanh. Máy ép chậm hoạt động bằng cách nghiền trái cây, rau củ thành dạng bột (bã) rồi sau đó ép lấy nước thông qua một số bộ lọc trong máy.

may-ep-cham-va-may-ep-nhanh-2
Máy Ép Chậm Trái Cây Bosch MESM500W

So sánh máy ép nhanh và máy ép chậm

Để dễ dàng giúp mọi người so sánh hai loại máy ép, chúng tôi sẽ thể hiện chúng ở nhiều khía cạnh như: cấu tạo, nguyên lý hoạt động, vị nước ép, vệ sinh, giá thành…

Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và tốc độ quay.

Máy ép nhanh Máy ép chậm
Cấu tạo Các bộ phận chính:

– Mô tơ tốc độ cao.

– Mâm xay có nhiều lưỡi dao và lưới vắt.

– Ở nắp máy có ống tiếp nhiên liệu.

–  Khay hứng nước ép và khay xả bã

2 bộ phận chính là:

– Động cơ giảm tốc 

– Trục vít đặc biệt

Nguyên lý hoạt động Mâm xay chạy với tốc độ rất cao giúp hoa quả được mài nhỏ.

Sau đó, nước được tách ra khỏi phần bã nhờ lực ép ly tâm.

Máy hoạt động sẽ gây ra tiếng ồn khá lớn và không thể hoạt động liên tục trong thời gian dài.

Gần như không tạo lực ly tâm và ma sát, trục ép dạng xoắn ốc đưa nguyên liệu vào lưới lọc.

Bộ phận tách bã sẽ đẩy bã ra và nước ép sẽ chảy ra ngoài.

Tốc độ quay Tốc độ quay nhanh, khoảng 2000 vòng/phút ​Tốc độ quay chậm, chỉ 40 – 80  vòng/phút

Chất lượng nước ép

may-ep-cham-va-may-ep-nhanh-3
Sự khác biệt trong chất lượng nước ép

Máy ép chậm giữ được chất dinh dưỡng nhiều hơn hẳn so với máy ép trái cây thông thường. Mùi vị cũng sẽ đậm đà hơn và không khác biệt lắm so với vị tươi của trái cây. Màu sắc thường đậm và đẹp hơn. Và đặc biệt, nước ép từ máy ép chậm không bị kết tủa, tách nước, ít bọt và bã hơn máy ép thường.

Nguyên nhân chính tạo ra sự khác biệt là do khi hoạt động, lực xay ép ly tâm của máy ép thường có thể tạo ra nhiệt lượng lên đến 70 độ C, đủ để phá vỡ phần lớn các vitamin, chất dinh dưỡng có trong nguyên liệu mang ép (khi ép xong ta vẫn cảm thấy nước ép hơi ấm).

Xem thêm:

Vệ sinh máy ép.

Nếu máy ép trái cây thường cần tháo rời các bộ phận và vệ sinh tỉ mỉ sau khi sử dụng để làm sạch và cất giữ hoặc xay ép tiếp các loại nguyên liệu khác. Thì máy ép chậm nhẹ nhàng hơn trong việc vệ sinh.

may-ep-cham-va-may-ep-nhanh-4
Vệ sinh máy ép trái cây

Máy ép chậm có thể tự làm sạch. Bạn chỉ cần đổ nước vào, máy sẽ làm sạch căn bản. Sau đó, bạn chỉ việc tháo rời các chi tiết, rửa qua là được.

Xem thêm: Cách Vệ Sinh Máy Ép Trái Cây Sạch Bong Sáng Bóng

Loại trái cây ép được.

Máy ép chậm ép được hầu hết các loại rau, củ, quả, kể cả những loại rau mềm như rau má, rau cải,…

Còn máy ép nhanh chỉ ép được các loại trái cây thông thường, và không ép được các loại rau, trái cây mềm như chuối, thanh long… 

Giá cả và bảo hành.

Chỉ từ 900.000 – 4 triệu bạn đã có thể sở hữu cho mình một chiếc máy ép nhanh và được hưởng chế độ bảo hành từ 1 -2 năm.

Với máy ép chậm, giá thành tuy có chút cao hơn, từ 2 – 10 triệu, nhưng đi kèm với đó là chất lượng và công nghệ cực kì tốt. Thời gian bảo hành lâu,  lên tới 3 – 4 năm.

Nên chọn loại máy ép nhanh hay máy ép chậm

Cần xác định dung tích bình chứa phù hợp: 

Gia đình có 2 – 4 người, dung tích bình chứa nước cần dùng khoảng 500ml.

Gia đình có 4-6 người, dung tích bình chứa cần dùng khoảng 700ml. 

Gia đình trên 6 người, dung tích bình chứa cần dùng khoảng 800ml trở lên.

Về công suất: 

Với công suất 200W – 300W, máy thường ép được các loại trái cây mềm như táo, dưa hấu,…

Với công suất 400 – 650W thì phù hợp với nhiều loại trái cây, thực phẩm cứng như ổi, cà rốt…

Với công suất 700W trở lên, máy có thể ép nước triệt để, tiết kiệm nhiên liệu.

Bạn nên mua máy ép nhanh nếu:

Bạn muốn thời gian chế biến nhanh.

Bạn không quá kén chọn về chất lượng nước ép.

Bạn thường sử dụng nguyên liệu có độ cứng cao.

Bạn có thể dành ra một khoản ngân sách thấp để mua một cái máy ép trái cây.

Bạn nên mua máy ép chậm nếu:

Bạn không ngại dành thêm một chút thời gian cho việc chế biến.

Bạn không ngại chi thêm một khoản tiền nhỏ để đổi lấy lợi ích to lớn mà máy ép chậm trái cây mang lại như cải thiện sức khỏe, cải thiện làn da với các loại nước ép làm từ hạt, rau lá,…

Tổng kết

Cuối cùng thì lựa chọn mua loại máy ép nhanh hay máy ép chậm là tùy thuộc vào bạn. Mỗi loại đều có khác nhau về ưu nhược điểm. Bạn nên cân nhắc, xem xét nhu cầu của mình để lựa chọn được loại máy phù hợp nhất với bạn.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn lựa chọn được loại máy ưng ý nhất. Đầu tư vào một chiếc máy để cải thiện sức khỏe, làn da của mình thì thật xứng đáng phải không nào!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *