Máy ép trái cây là thiết bị được sử dụng phổ biến trong các gian bếp gia đình để mang đến những ly nước ép thơm ngon, bổ dưỡng. Tuy nhiên, cấu tạo của máy ép trái cây được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau với nhiều phụ kiện rời rạc và lưỡi dao sắc bén. Do đó, gây khó khăn trong quá trình vệ sinh và bảo quản đúng cách. Trong bài viết này, Gia dụng Đức Sài Gòn sẽ chia sẻ đến bạn chi tiết cách vệ sinh máy ép trái cây đúng cách.
Nội Dung Chính
Các dụng cụ cần chuẩn bị để vệ sinh máy ép nước trái cây
Trước khi vệ sinh máy ép trái cây, bạn phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ để việc vệ sinh máy được tốt nhất.
- 1 thìa nhựa
- 1 khăn khô
- 1 miếng cọ rửa
- 1 lọ nước tẩy hoặc xà phòng rửa bát
- 1 bàn chải nhỏ để làm sạch các bộ phận nhỏ hay những chỗ bị kẹt bã trái cây
Các bước vệ sinh máy ép trái cây
Bước 1: Tắt máy, rút phích cắm khỏi nguồn điện và đợi bộ lọc ngừng quay hoàn toàn.
Bước 2: Tháo các bộ phận bẩn ra khỏi bộ phận motor của máy.
Trình tự tháo dỡ như sau:
Đầu tiên là tháo ngăn chứa bã trái cây ra khỏi máy và đổ hết phần bã xơ này vào thùng rác.
Sau đó, tháo khóa an toàn hai bên máy, nhấc nắp máy lên, dùng thìa nhựa loại bỏ hết cặn bám vào nắp trong quá trình trộn.
Cuối cùng là nhấc phễu xay gồm rây lọc và dao ra khỏi máy.
Bước 3: Sau khi tháo rời các bộ phận của máy, rửa sạch từng bộ phận bằng nước ấm để loại bỏ hết cặn bẩn trong máy. Sau đó, lấy một bát nước nóng có xà phòng và nhúng các bộ phận của máy vào.
Lưu ý: Có thể thay thế dung dịch tẩy rửa an toàn cho xà phòng.
Bước 4: Vệ sinh các bộ phận của máy: Dùng miếng bọt biển và khăn ẩm. Ở bước này, Sau khi ngâm với xà phòng, bạn dùng miếng bọt biển nhẹ nhàng làm sạch bên trong và bên ngoài các bộ phận đã được ngâm trong dung dịch tẩy rửa. Làm sạch thân máy bằng khăn ẩm và hạn chế tiếp xúc trực tiếp với chất tẩy rửa.
Đối với những bộ phận quá nhỏ, miếng bọt biển không thể đưa vào để kỳ cọ được, nên sử dụng một chiếc bàn chải đánh răng cũ, nhỏ để cọ rửa.
Bước 5: Rửa sạch cối xay và rây bằng bàn chải: để an toàn, các bà nội trợ cũng nên dùng bàn chải thay vì dùng miếng bọt biển cho 2 bộ phận lưới lọc và dao xay, vì phần này có nhiều kẽ nhỏ và rất bén khi không chú ý thì có thể dễ bị đứt tay, chảy máu. Trên lưới lọc có những đường rãnh rất nhỏ, bạn hãy hòa nước cốt chanh loãng với nước, ngâm trong vòng 15 đến 30 phút, dung dịch này giúp nhanh chóng “đánh tan” những chất xơ còn sót lại ở hai phần này sau đó bạn có thể tháo ra nhanh chóng, an toàn và vệ sinh lại bằng bàn chải cho sạch vết bám cứng đầu.
Bước 6: Khi các bộ phận của máy ép đã được vệ sinh và làm sạch kỹ lưỡng, bạn có thể rửa lại bằng nước nóng. Sau đó lau sạch bằng khăn mềm và khô hoặc để khô tự nhiên bên ngoài.
Bước 7: Cuối cùng các phụ kiện, bộ phận đã khô thì các bạn ráp thành bộ hoàn chỉnh rồi xếp lại cẩn thận trong ngăn kéo hoặc cất ở nơi thoáng gió để sử dụng sau.
Một số mẹo và lời khuyên về cách vệ sinh máy ép trái cây
- Nếu bạn phải sử dụng máy ép hoa quả chậm thường xuyên với nhiều loại trái cây khác nhau, bạn chỉ cần rửa sạch bằng nước ấm là có thể tiếp tục sử dụng và điều này cần có thời gian. Nếu đợi lâu quá thì có thể cho vào tủ lạnh (ngăn mát).
- Để dọn phần bã sau khi ép, bạn có thể để túi nilon vào hộp đựng bã trước khi dùng. Sau khi ép xong, tất cả những gì bạn phải làm là nhấc túi nilon lên và ném nó đi.
- Vệ sinh máy ngay sau khi sử dụng: Vì bã và nước ép có thể được làm sạch bằng nước ấm ngay sau khi vắt ra. Nếu để máy quá lâu mà không vệ sinh, các vết bẩn cứng đầu sẽ bám lại và rất khó loại bỏ.
- Không sử dụng chất tẩy rửa hoặc cồn khi vệ sinh máy ép trái cây: bạn hoàn toàn có thể thay xà phòng bằng dung dịch tẩy rửa trong quá trình vệ sinh, nhưng lưu ý rằng có những bộ phận có thể sử dụng như thế này và những bộ phận khác không thể được làm sạch bằng các chất mài mòn, cồn… vì chúng có thể làm hỏng các bộ phận của máy ép và nếu rửa không sạch mà còn sót lại thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dùng.
- Đảm bảo rửa sạch xà phòng: Sau khi ngâm các bộ phận của máy luôn phải chú ý đảm bảo không còn xà phòng nữa vì máy có thể vẫn còn sót lại xà phòng gây mùi cũng như là gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Lau khô các bộ phận trước khi cất đi: Luôn làm khô các bộ phận trước khi cất giữ để đảm bảo an toàn tối đa cho những lần sử dụng sau. Không bao giờ rửa hoặc ngâm vỏ của thiết bị trong nước, vì đây là nơi chứa động cơ, mô tơ và các bộ phận khác của vi mạch. Chẳng may khi nước chạm vào nó sẽ bị hư hỏng vô cùng nguy hiểm.
- Chú ý cẩn thận khi vệ sinh tránh làm đứt tay: Do dao xay và lưới lọc khá sắc bén nên bạn hãy hết sức lưu ý khi vệ sinh máy để tránh những tổn thương như vết cắt hay trầy xước ngoài da…
Vậy là qua bài viết chi tiết về cách vệ sinh máy ép trái cây. Hy vọng những thông tin mà Gia dụng Đức Sài Gòn vừa chia sẻ đã giúp bạn có thêm bí quyết để vệ sinh và bảo quản máy ép trái cây tốt nhất.