Cách Dùng Thuốc Vệ Sinh Máy Pha Cà Phê Chuẩn Chỉnh

Sử dụng cà phê pha máy đang trở thành xu thế của xã hội. Để đảm bảo hương vị cũng như sức khỏe cho người thưởng thức chúng thì người pha chế phải luôn giữ gìn đảm bảo vệ sinh cho máy. Trong đó, thuốc vệ sinh máy pha cà phê không thể thiếu trong các thao tác vệ sinh máy. Vậy tại sao cần phải vệ sinh máy pha cà phê bằng thuốc? Vệ sinh máy bằng thuốc như thế nào? Hãy cùng Gia dụng Đức Sài Gòn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Tại sao cần phải vệ sinh cho máy pha cà phê?

Như các bạn đã biết, việc giữ gìn vệ sinh cho các vật dụng, đặc biệt là dụng cụ nấu ăn, pha chế. Bởi nó có tác động trực tiếp đến sức khỏe của con người. Đối với máy pha cà phê gia đình cũng thế, việc vệ sinh máy hàng ngày giúp đảm bảo vệ sinh an toàn cho sức khỏe của người sử dụng nó.

ve-sinh-may-pha-bang-thuoc-1
Vệ sinh máy thường xuyên giúp tăng tuổi thọ máy

Trong hạt cà phê có chứa dầu, điều này giúp tạo ra nhiều hương vị tuyệt vời. Nhưng đồng thời, đây cũng là nguyên nhân làm cho bột cà phê bị ứ đọng lại trong các bộ phận của máy như tay cầm chiết suất, màn xả nước, phin lọc, họng chiết suất (group head)… Theo thời gian dầu bị ứ đọng quá nhiều là nguyên nhân gây ra mùi vị khó chịu.

Thói quen vệ sinh máy cà phê sau khi sử dụng giúp nâng cao tuổi thọ của máy. Hạn chế các chi phí phát sinh như phí bảo dưỡng, thay thế linh kiện,… trong quá trình sử dụng, giúp máy hoạt động năng suất.

Xem thêm: Kinh Nghiệm Chọn Máy Pha Cà Phê Cho Gia Đình Đơn Giản

Cách vệ sinh máy pha cà phê bằng thuốc chuyên biệt.

Thứ 6 Đen Tối, Săn Sale Quên Lối

Việc vệ sinh máy pha cà phê cần diễn ra thường xuyên, để tránh cặn bị ứ đọng. Vệ sinh máy bằng nước thường cần diễn ra ít nhất 2 ngày 1 lần. Tuy nhiên, có các bộ phận của máy khó vệ sinh, hay do trong hạt cà phê có dầu, ta vẫn nên dùng thuốc vệ sinh máy pha cà phê chuyên biệt.

Sau đây là cách vệ sinh máy pha cà phê bằng thuốc:

Bước 1: Vệ sinh Headgroup của máy pha cà phê

Headgroup là nơi thao tác chiết suất cà phê nên tích tụ nhiều tinh dầu và bã cà phê bám vào lưới lọc. Nếu như không vệ sinh bộ phận này hàng ngày sẽ dẫn tới tình trạng máy pha bị nghẹt nước và không cho ra nước khi chiết suất cà phê.

ve-sinh-may-pha-bang-thuoc-2
Xả nước nóng để loại bỏ các cặn bã của cà phê
  • Lắp tay cầm đơn vào headgroup (họng chiết suất). Sau đó dùng một chiếc khăn nhỏ cuốn vào tay cầm rồi ấn nút xả nước nóng để loại bỏ các cặn bã của cà phê. Phần cặn cà phê này sẽ lắng xuống filter kính.
  • Dùng cọ làm sạch thành máy và lưới lọc. Lưu ý chỉ sử dụng một lực thật nhẹ nhàng khi vệ sinh lưới vì lưới lọc này khá mỏng. Sau khi vệ sinh xong thì tiếp tục xả nước để rửa sạch các bụi bẩn còn bị sót.
  • Dùng dung dịch thuốc vệ sinh máy pha cà phê để rửa sạch phần headgroup.

Bước 2: Vệ sinh vòi hơi đánh sữa

Vì vòi đánh sữa sử dụng nhiệt độ cao, nếu như không vệ sinh chúng sau khi sử dụng thì sữa khi tiếp xúc với nhiệt độ sẽ có độ bám dính lớn. Dần dần gây tắc vòi đánh sữa, khiến cho hơi của vòi ra yếu.

ve-sinh-may-pha-bang-thuoc-3
Dùng khăn ướt vệ sinh vòi đánh sữa
  • Dùng một chiếc khăn ướt để trùm lên ống vòi hơi của máy. Xả nước trong vòng 10 giây để cho hơi nước làm mềm cặn đọng trong vòi.
  • Tháo bỏ khăn ướt ra rồi xả nước thêm một lần nữa để cho chất bẩn theo nước thoát ra ngoài.

Lưu ý: Không sử dụng bột vệ sinh máy pha cà phê để vệ sinh vòi hơi vì khi tắt có thể bị hút ngược bột vào nồi hơi. Chỉ nên dùng nước sạch hoặc nước vệ sinh chuyên dụng để vệ sinh

Bước 3: Vệ sinh bộ phận khay chứa nước thải

Khay chức nước thải là nơi thoát nước, và trong phần nước thoát ra còn lẫn cả bã cà phê. Lỗ thoát nước cà phê có lại nhỏ, nếu như không vệ sinh thì bã sẽ bị lắng. Điều này sẽ gây tắc lỗ thoát khiến cho máy có hiện tượng tràn hết xuống sàn máy có thể gây chập cháy điện.

ve-sinh-may-pha-bang-thuoc-4
Vệ sinh bộ phận khay chứa nước thải

Để vệ sinh khay chứa nước thải, ta cần sử dụng dung dịch (bột) thuốc vệ sinh chuyên dụng cho máy pha cà phê. Các loại nước tẩy rửa thông thường khác như rửa bát, bột giặt thông thường tuyệt đối không thể thay thế được.

Nếu như không thể tìm thấy được dung dịch vệ sinh máy pha cà phê chuyên dụng, bạn vẫn có thể dùng nước thường để vệ sinh cho máy mà vẫn đảm bảo an toàn với máy.

Bước 4: Vệ sinh bên ngoài của máy pha cà phê

Công đoạn vệ sinh bên ngoài của máy không hề khó. Bạn chỉ cần sử dụng một khăn mềm lau để máy và nước cà phê bắn lên máy trong quá trình sử dụng.

Những lưu ý trong thao tác vệ sinh máy pha cà phê:

Cuối mỗi lần thao tác đánh sữa, bạn đều phải vệ sinh cho chúng để tạo thói quen vệ sinh ngay khi vừa đánh sữa xong. Đặc biệt là sau mỗi lần vệ sinh bằng bột vệ sinh, bạn cần chú ý không được sử dụng luôn ly cà phê đầu tiên ngay sau đó để tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Nên vệ sinh máy vào cuối mỗi ngày. Để tránh cho máy bị hỏng hóc, hay bị nhanh xuống cấp. Đặc biệt là ở những chi tiết nhỏ. Vì chúng rất khó để thao tác, thay thế và chi phí thay thế, bảo dưỡng cao. 

Cần lựa chọn loại thuốc vệ sinh máy pha cà phê uy tín. Không có chứa các chất độc hại, không gây nguy hiểm để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.

Kết luận

Như chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu, việc vệ sinh máy pha cà phê bằng thuốc vệ sinh chuyên dụng có vai trò rất quan trọng. Nó giúp chúng ta tiết kiệm thời gian, chi phí bỏ ra, giúp tăng tuổi thọ cho máy pha cà phê, cũng như biết được các bước để vệ sinh cà phê đúng cách. Nếu bạn có thắc mắc gì, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp thêm.

Rate this post

Máy Rửa Bát Bosch Khuyến Mãi Lớn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *