Các Cách Làm Bánh Mì Việt Nam Siêu Đơn Giản Tại Nhà

Bánh mì là một món “đặc sản” đối với đa số người dân Việt Nam vì được chế biến ăn kèm với các loại nhân độc đáo hay chỉ cần chấm với sữa đặc cũng đã là đủ. Đặc biệt, bánh mì còn được biết đến như một món ăn sáng hàng ngày, nhanh chóng mà vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, cách làm bánh mì như thế nào? Do đó, việc tìm cách làm bánh mì tại nhà cũng được nhiều người quan tâm tìm hiểu để thực hiện món bánh này tại nhà. Nhưng công thức thì nhiều vô số, mà nguyên liệu thì lại cũng khá đa dạng khiến nhiều người ngán ngẫm việc thực hiện làm bánh mì. Hiểu được điều này, bài viết dưới đây về Các cách làm bánh mì Việt Nam siêu đơn giản tại nhà sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi trên nhé!

Tìm hiểu về quá trình chuyển hóa của bột làm bánh mì

Khi làm bánh mì kể cả khi bạn đã làm chuyên nghiệp vẫn có thể gặp xác suất những lần không thành công như mong muốn, thậm chí tệ hơn là thất bại. Vậy thì nguyên nhân do đâu? Trong quá trình làm bánh mì thì giai đoạn quan trọng nhất là khi chuyển hóa được gọi là giai đoạn ủ. Cơ chế chuyển hóa trong bánh mì như sau:

– Đầu tiên bột mì được trộn với nước, men nở đánh đều và nhào trộn cho đến khi trở thành khối bột mịn mềm, dẻo, và dai dai, không dính tay. Chuyển hóa trong giai đoạn này là protein trong bột mì liên kết với nhau thành sợi dài gọi là gluten độ bền của sợi phụ thuộc vào loại bột mì và kỹ thuật nhào trộn bột của người làm

cách làm bánh mì

– Bản chất của men nở chính là nấm men. Khi gặp điều kiện thuận lợi về độ ẩm, nhiệt độ và dinh dưỡng thì nấm men sẽ sinh trưởng và sinh sản rất nhanh để tăng sinh khối đồng thời sinh ra khí CO2 tạo ra những khoảng trống trong bánh mì được cố định nhờ các sợi gluten. Khi nhiệt độ càng tăng thì men hoạt động càng mạnh vì vậy ngay cả khi nướng lúc đầu bánh mì vẫn tăng thêm thể tích, cho đến khi nhiệt độ quá cao làm cho men chết, bánh sẽ được định hình.

– Khi hiểu được cơ chế chuyển hóa trong bánh mì thì có thể hạn chế được những sự cố khi làm bánh, hoặc biết nguyên nhân thì bản thân người làm cũng có thể định hình được hướng để khắc phục.

Cách làm bánh mì không cần bột nở

Nguyên liệu làm bánh mì

  • Bột mì: 300 gr
  • Men nở: 5 gr (tìm mua ở các cửa hàng làm bánh hoặc cửa hàng đồ khô)
  • Đường: 15 gr
  • Muối: 1 ít
  • Nước: 200ml
  • Bột vitamin C: 0.1g
  • Giấm: 5g
  • Dụng cụ làm bánh: Máy trộn bột (nếu không có thì trộn bột bằng tay sẽ mất nhiều thời gian và công sức), dụng cụ để nướng: có thể dùng lò nướng, lò vi sóng, nồi nướng…

cách làm bánh mì

Cách thức thực hiện

  • Bước 1: Cách trộn bột bánh mì Việt Nam đặc ruột, xốp

Kích hoạt men nở bằng cách lấy 200ml nước ấm, đường, muối và men nở trộn đều, rồi để riêng.

Tiếp theo, trộn bột: lấy 300gr bột mì cho hỗn hợp men nở, bột vitamin C và giấm vào trộn đều, sau đó dùng máy trộn bột hoặc dùng tay để trộn bột cho đến khi bột trắng và nở ra là được.

Ủ kín khối bột mì tạo ra vào 1 cái tô trong thời gian khoảng 20 phút đến 30 phút.

  • Bước 2: Nhồi bột làm bánh mì

Lấy khối bột ra khỏi tô để nhồi bột, nếu nhồi bột bằng máy chỉ để tốc độ thấp không để tốc độ quá cao có thể làm cho các sợi gluten đứt gãy ảnh hưởng đến quá trình nở của bột. Khối bột tạo ra cuối cùng vẫn phải trộn bằng tay nhồi bột, đập bột cho thật mịn và kéo dài ra được.

Khi nhồi bột bằng tay bạn cần đặt bột lên một mặt phẳng sau đó một tay túm và đập bột sau đó kết hợp mu bàn tay miết, đẩy bột ra. Đến khi bột mì chuyển sang trạng thái min, dai và kéo được mỏng là hoàn thành.

  • Bước 3: Cách tạo hình bánh mì

Khi ủ bột đã nở hoàn toàn, lấy khối bột ra rồi vo tròn bột thành khối cho thoát bớt khí ra, rồi để bột nghỉ trong khoảng 5 phút rồi tiếp tục cán bột ra thành hình tròn mỏng.

Dùng dao cắt bột thành những miếng đều 6 miếng hoặc 8 miếng tùy theo. Sau đó tạo hình bánh: dùng tay lăn đều bột thành những thanh dài, thon và có 2 đầu nhọn.

Tiếp tục ủ bột trong khoảng 60 phút, đậy kín bánh bằng khăn ướt. Thời gian ủ lần 1 hay lần 2 dài hay ngắn phụ thuộc nhiệt độ phòng, nhiệt độ phòng càng cao thì quá trình nở của bột càng nhanh thời gian ủ sẽ rút ngắn lại.

cách làm bánh mì

  • Bước 4: Cách nướng bánh mì

Khi ủ bột mì đã đủ thời gian, dùng dao có lưỡi sắc rạch theo chiều dài bánh, phun thêm một ít nước vào những chỗ bị rạch.

Để thêm một khay nước sôi vào ngăn dưới cùng của lò nướng. Tiếp đó, bật lò nướng ở nhiệt độ 170 độ C đến 180 độ C, trước 10 phút để cho lò nóng. Khi lò đã nóng thì cho bột vào khay, bỏ vào lò nướng để nướng bánh mì. Thời gian nướng khoảng 18 phút đến 20 phút, nhiệt độ nướng là 170 độ C. Khi lò báo nướng xong, kiểm tra thấy bánh chín vàng đều thì bạn lấy bánh ra có thể phết thêm bơ khi bánh còn nóng.

Cuối cùng, bánh mì vàng ươm, đặc ruột đã ra lò. Bạn ăn khi còn nóng sẽ rất ngon. Nếu không dùng hết có thể để thêm ở ngoài môi trường phòng từ 1 ngày đến 2 ngày bằng cách bảo quản trong túi ni lông buộc kín. Khi ăn có thể xịt thêm nước rồi bỏ vào lò nướng lại ở nhiệt độ 160 độ C trong vòng 3 phút đến 5 phút.

Cách làm bánh mì mini bằng nồi chiên không dầu

Chiếc bánh mì mini nóng giòn với phần ruột đặc chấm với sữa đặc là món ăn yêu thích của rất nhiều người đặc biệt là các bạn nhỏ. Giờ đây, mạng xã hội truyền tay nhau cách làm bánh mì mini với phiên bản thu nhỏ siêu đáng yêu này có hương vị không khác gì bánh mì truyền thống sẽ làm cho các bé và hội chị em yêu thích. Hãy cùng theo dõi nhé

Nguyên liệu thực hiện

  • Bột mì đa dụng: 260 gr
  • Men nở: 5 gr
  • Bơ lạt hoặc dầu ăn: 20ml
  • Sữa tươi không đường: 170ml (có thể thay thế bằng nước ấm, nhưng ưu tiên dùng sữa tươi để có hương vị thơm ngon hơn)
  • Muối: 5 gr
  • Đường: 25 gr
  • Dụng cụ: Nồi chiên không dầu, tô lớn, máy trộn bột (nếu có)

cách làm bánh mì

Cách thức thực hiện

  • Bước 1: Ủ men và trộn bột

Bắt đầu với việc ủ men: cho tất cả men cùng 25g đường và 60ml sữa tươi hoặc nước ấm ở khoảng 50 độ C vào một tô lớn rồi khuấy đều. Sau khi men và đường hòa quyện với nhau thì ủ men trong khoảng 7 phút đến10 phút. Sau thời gian trên sẽ thấy tô men sẽ có chút xốp và phồng lên.

Tiếp theo, cho 260g bột mì và muối vào mộttô lớn sau đó tạo một lỗ ở giữa tô bột rồi cho dầu ăn hoặc bơ đã đun chảy vào. Sau đó, đổ hết men đã ủ, phần sữa còn lại vào tô bột. Trộn đều để bột và các nguyên liệu kết dính với nhau.

  • Bước 2: Nhồi bột

Lấy khối bột ra một mặt phẳng rồi dùng tay nhào bột thật kĩ, cách nhào bột: hãy dùng một tay kéo dài bột một tay giữa cho chúng không di chuyển. Cứ thế gập và kéo bột mì nhiều lần, để đảm bảo bột đã đạt bạn xem trên mặt không còn gồ ghề. Khi kéo ra bột dẻo, không bị dính tay thì chuyển sang bước tiếp theo. (nếu nhà bạn có máy trộn bột thì nên sử dụng máy để tránh mất nhiều thời gian cho phần nhồi bột bằng tay)

  • Bước 3: Ủ bột lần 2

Sau khi nhồi bột xong, ấy màng bọc thực phẩm để bọc kín miệng của tô bột rồi đem ủ trong khoảng 2 giờ. Kết thúc 1 giờ đầu tiên lấy bột ra nhồi kĩ một lần nữa trong 5 phút rồi tiếp tục ủ đến khi đủ thời gian.

  • Bước 4: Tạo hình bánh mì

Kết thúc 2 tiếng ủ thì bột bánh đã sẵn sàng để được tạo hình. Đầu tiên dùng dụng cụ chia bột hoặc dao để chia bột thành nhiều phần. Để làm được chiếc bánh mì mini nên chia mỗi chiếc bánh với lượng bột vừa phải để khi bánh nở không quá to.

Sau đó dùng chày cán mỏng bột, công đoạn này để loại bỏ hết không khí bên trong bột. Tạo hình bánh mì theo hình dạng theo ý thích rồi dùng dao rạch nhẹ một đường trên mặt bánh.

  • Bước 5: Làm ẩm vỏ và nướng bánh mì

Dùng bình phun sương phun một ít nước lên mặt bánh để bánh nướng lên không bị khô quá. Nếu không có bình phun sương bạn có thể tự dùng tay rẩy nước.

cách làm bánh mì

  • Bước 6: Nướng bánh mì mini bằng nồi chiên không dầu

Cho bánh vào nồi chiên không dầu đặt nhiệt độ 150 – 170 độ C và nướng trong vòng 15 phút, kết thúc thời gian nướng lần 1 thì lấy bánh ra phun một ít nước lên rồi tiếp tục nướng ở nhiệt độ thấp hơn 10 – 20 độ trong vòng 15 phút. Khi bánh đã chín, bạn lấy bánh ra lò và thưởng thức ngay thôi!

Cách làm bánh mì bằng nồi cơm điện

Nguyên liệu thực hiện

  • Bột mì: 300 gr
  • Bơ lạt: 20 gr
  • Sữa tươi không đường: 120ml (có thể thay thế bằng nước)
  • Men nở: 8 gr
  • Đường: 60 gr
  • Muối: 3 gr
  • Dầu ăn: 1 ít
  • Dụng cụ làm bánh: nồi cơm điện, tô, khăn ẩm, giấy nến

cách làm bánh mì

Cách làm bánh mì bằng nồi cơm điện

  • Bước 1: Kích hoạt men nở

Kích hoạt men nở bằng cách cho nước ấm và men nở vào một cái tô rồi khuấy đều. Việc kích hoạt men nở trước khi trộn vào bột sẽ làm men hoạt động mạnh hơn khi cho trực tiếp vào bột cùng với đường và muối. Vì vậy mà bánh mì làm ra sẽ nở, xốp đều cực ngon.

  • Bước 2: Trộn bột

Trộn đều bột mì, đường, men, muối sau đó cho thêm một ít bơ lạt vào nhào bột đến khi thật dẻo mịn, nếu ấn vào sẽ xuất hiện vết lõm sau đó sẽ phồng trở lại. Trước khi cho bơ lạt vào bột bạn chỉ chưng cách thủy để bơ tan hết hoặc cho chúng vào lò vi sóng để khoảng 5 phút là được.

  • Bước 3: Ủ bột

Phết một lớp dầu ăn vào tô bột đã trộn. Lấy khăn ẩm phủ lên mặt và ủ trong vòng 1 tiếng tùy vào nhiệt độ hiện tại của phòng.

  • Bước 4: Chia bột

Khi bột đã nở gấp đôi, bắt đầu nhồi bột trong vòng 2 – 3 phút rồi chia bột thành từng phần nhỏ. Lúc này bạn có thể tạo hình bánh mì tùy thích sao cho kích cỡ nhỏ vừa phải để bánh mì được chín đều.

  • Bước 5: Nướng bánh

Lót một lớp giấy nến dưới đáy nồi cơm điện và cho những viên bột đã vo tròn vào. Bật chế độ “Cook” trong khoảng 10 phút sau đó tiếp tục cho bột nghỉ khoảng 8 – 10 phút. Lặp lại 2 lần nữa là hoàn thành.

cách làm bánh mì

Lưu ý: Trong quá trình nướng bạn có thể lật mặt bánh nếu bạn muốn bánh vàng đều và đẹp mắt.

 

Cách làm bánh mì bằng lẩu điện đa năng

Nguyên liệu thực hiện

  • Bột làm bánh mì: 450 gr
  • Men nở: 1/4 muỗng cafe
  • Muối: 1 muỗng cafe
  • Nước ấm: 350ml
  • Dụng cụ: Lẩu điện đa năng; giấy nướng

Các bước thực hiện

  • Bước 1: đầu tiên, hãy xử lý phần bột làm bánh mì. Cho hỗn hợp nước, bột bánh mì, men nở và muối vào trộn đều trong một cái tô lớn. Sau đó, đem chúng ra mâm, rắc ít bột khô lên mâm rồi nhào trong khoảng 25 phút đến khi bột không còn dính tay nữa. Tiếp theo, ủ bột bằng cách đặt chúng vào tô, dùng giấy bọc thực phẩm bọc kín miệng tô rồi đợi trong khoảng 1 tiếng. Để kiểm tra bột đã ủ đủ hay chưa, bạn nhấn ngón tay xuống bột, nếu thấy bột không trở về hình dạng ban đầu là được.
  • Bước 2: Nướng bánh mì

Trước khi cho bột vào, hãy chia chúng theo kích thước bạn muốn và nhớ dùng giấy nướng đặt lên lẩu điện đa năng. Ủ chúng trong nồi lẩu khoảng 40 phút rồi ấn sang nút nấu, để ở nhiệt độ thấp khoảng 120 độ C. Cứ cách 30 phút thì nên kiểm tra bột một lần. Sau tầm 1 tiếng là bột đã biến thành một bánh mì rồi đấy.

cách làm bánh mì

 

Một số món ngon với bánh mì Việt Nam

Với nguyên liệu là bánh mì và một số thực phẩm khác, bạn có thể tạo ra một món ăn nhanh, đầy đủ chất dinh dưỡng trong bữa sáng cho cả gia đình, hãy cùng xem một số món ngon với bánh mì Việt Nam nhé:

  • Bánh mì nướng bơ tỏi đã từng tạo nên “cơn sốt” khi trở thành một trong những món ăn vặt hấp dẫn của rất nhiều người. Bánh mì nướng có màu nâu giòn rụm, cùng với lớp bơ tỏi thơm phức được phết trên bề mặt. Chỉ mới nếm thử miếng đầu tiên, chúng ta sẽ cảm nhận độ giòn tan của bánh và mùi thơm của lá Thyme hòa lẫn với vị thơm nồng của tỏi và bơ.
  • Bánh mì ngào đường: bánh được chiên vàng giòn kèm với lớp đường giòn tan bên ngoài, sẽ trở thành món ăn vặt chống đói cho chúng ta trong giờ học hoặc giờ làm việc.

cách làm bánh mì

  • Bánh mì nướng muối ớt với bánh mì phía ngoài được nướng nóng giòn thấm đều gia vị nước sốt muối ớt mặn ngọt cay, rồi kèm theo nhiều topping hấp dẫn khác như trứng cút, xúc xích và dăm bông.
  • Bánh mì hấp thịt băm cũng giúp gia đình bạn thay đổi khẩu vị trong bữa ăn hằng ngày chỉ với vài thao tác đơn giản. Bánh mì được hấp mềm vừa phải, đươc phủ trên bề mặt bánh là lớp thịt heo xào đậm đà hương vị. Khi ăn, có thể cuộn chung với rau sống và chấm cùng với nước mắm chua ngọt, ngon tuyệt cú mèo
  • Thêm một cách chế biến từ bánh mì nữa không nên bỏ qua, đó là bánh mì cuộn phô mai chiên giòn. Bánh mì sẽ được đem chiên ngập dầu cho đến khi nào bánh có màu vàng giòn. Lúc ăn, có thể nên chấm cùng với một chút tương ớt, để cảm nhận được vị cay hòa lẫn với bị béo dai của phô mai.
  • Hoặc chỉ đơn giản là một chiếc bánh mì với một chút sữa đặc là bạn có thể đã có 1 bữa sáng hoàn hảo rồi.
  • Hay 1 chiếc bánh mì kẹp trứng/ thịt/ pate đầy đủ dinh dưỡng cho ngày mới năng động.

cách làm bánh mì

Một số chú ý khi làm bánh mì

  • Để giữ bánh mì được giòn lâu: có thể bảo quản bánh mì trong ngăn đá tủ lạnh hoặc bọc lại bằng giấy báo để bánh được giòn lâu hơn.
  • Để làm bánh mì chuẩn và không lo bị thất bại thì những nguyên liệu sau đây bắt buộc phải có: bột mì, men nở, đường, muối, nước…

Bài viết trên đây về Các cách làm bánh mì Việt Nam siêu đơn giản tại nhà hẳn đã giúp các bạn có thêm vào sổ tay nấu ăn của mình với cách làm bánh mì và một số món ngon từ bánh mì rồi phải không? Còn chần chừ gì mà không bắt tay vào bếp luôn. Chúc các bạn thành công!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *