Nên dùng quạt tháp hay quạt không cánh – Giải đáp từ chuyên gia điện máy

Quạt tháp và quạt không cánh hiện nay đang trở thành thiết bị làm mát được nhiều người lựa chọn. Nhưng nên dùng quạt tháp hay quạt không cánh để “giải cứu mùa hè” luôn là vấn đề khiến khách hàng băn khoăn? Bài viết dưới đây, Gia Dụng Đức Sài Gòn sẽ giúp bạn chọn được cho mình sản phẩm thích hợp nhất.

Giải đáp nên mua quạt tháp hay quạt không cánh?
Giải đáp nên mua quạt tháp hay quạt không cánh?

Nên dùng quạt tháp hay quạt không cánh – những ưu, nhược điểm của quạt tháp

Quạt tháp được thiết kế với kiểu dáng sang trọng, hiện đại. Phần cánh quạt trải dọc theo thân quạt. Khi quạt hoạt động sẽ tản gió theo chiều ngang. Quạt vừa làm mát được không gian lại không ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt.

Ưu điểm của quạt tháp

So sánh quạt tháp và quạt không cánh chúng ta nhận thấy quạt tháp có nhiều ưu điểm vượt trội:

Sang trọng, tạo điểm nhấn cho không gian: Quạt tháp được thiết kế hiện đại. Bên cạnh đó, kích thước sản phẩm không quá lớn. Bạn có thể đặt quạt tháp ở nhiều căn phòng như phòng khách, phòng ngủ, phòng làm việc… Sự xuất hiện của quạt tháp vừa giúp làm mát không gian lại vừa tạo điểm nhấn và tối ưu được không gian sống cho bạn.

Quạt tháp thích hợp với nhiều không gian khác nhau
Quạt tháp thích hợp với nhiều không gian khác nhau

Khả năng làm mát tốt: quạt tháp có thể quay theo nhiều góc độ tùy theo người dùng điều chỉnh. Luồng gió được tỏa từ trên xuống dưới. Khi dùng, người dùng luôn có cảm giác thoải mái, không cảm thấy bị gió thổi ngạt hơi, vù vù.

Xem thêm:

Được tích hợp nhiều tính năng hiện đại: Quạt tháp hiện nay được yêu thích bởi nhiều tính năng hiện đại và tiện lợi. Có thể kể đến như chế độ hẹn giờ, chế độ phun sương, chế độ xoay… Quạt được trang bị điều khiển từ xa giúp cho việc sử dụng tiện lợi hơn.

Độ an toàn cao: quạt tháp được thiết kế với các cánh quạt giấu kín vào trong. Vì vậy, quạt rất an toàn cho các gia đình có trẻ nhỏ.

Không gây tiếng ồn: quạt tháp khi vận hành gần như không tạo ra tiếng “ù ù” như những sản phẩm quạt truyền thống. Chính vì vậy mà nó không gây ảnh hưởng đến việc sinh hoạt, học tập, nghỉ ngơi của các thành viên trong gia đình.

Nhược điểm của quạt tháp

  • Quạt tháp với cánh quạt giấu kín cho nên khó vệ sinh khi quạt bị bụi bẩn. Bạn phải tháo ra và lắp lại cho nên khá mất thời gian.
  • Quạt dễ bị đổ khi chịu tác động từ bên ngoài.
  • Giá thành của quạt tháp cũng khá cao. Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng cũng không hề rẻ. Linh kiện thay thế khó tìm kiếm.

Ưu, nhược điểm của quạt không cánh

Nên dùng quạt tháp hay quạt không cánh? Khi tìm hiểu về hai sản phẩm này, người ta cũng nhận thấy quạt không cánh có nhiều ưu và nhược điểm của riêng mình.

Ưu điểm của quạt không cánh

Thiết kế hiện đại, đẹp mắt: Quạt không cánh được thiết kế rất đơn giản nhưng hiện đại và độc đáo. Nó vừa có tác dụng làm mát không gian lại vừa làm vật trang trí, mang đến sự sang trọng cho không gian sống.

An toàn cao khi sử dụng: Đúng như tên gọi của sản phẩm, quạt không cánh không có cánh để tạo gió như những sản phẩm truyền thống. Vì vậy, khi quạt hoạt động bạn không phải lo đến việc gây nguy hiểm cho người xung quanh.

Dễ dàng vệ sinh: Việc vệ sinh quạt không cánh sau một thời gian rất đơn giản. Bởi nó không có quá nhiều chi tiết cầu kỳ và lắt léo.

Nhiều tính năng hiện đại: Nên dùng quạt tháp hay quạt không cánh? Quạt không cánh bên cạnh việc làm mát không gian nó còn có các tính năng như sưởi, hẹn giờ, lọc không khí. Dùng quạt không cánh mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị.

Dễ dàng điều khiển: Quạt không cánh được thiết kế đi kèm với điều khiển từ xa. Hoặc bạn cũng có thể tải ứng dụng để điều khiển trên điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng.

Quạt không cánh với góc quay rộng, thích hợp với nhiều không gian
Quạt không cánh với góc quay rộng, thích hợp với nhiều không gian

Không gian làm mát lớn: Quạt không cánh với góc quay rộng lên đến 270 độ. Bên cạnh đó, luồng gió phả ra cũng khá mạnh. Vì vậy, không gian làm mát rất lớn. Hơn nữa, quạt hoạt động khá êm ái. Sản phẩm được đặt trong phòng làm việc, phòng khách hoặc phòng ngủ mà không làm ảnh hưởng đến việc sinh hoạt và học tập.

Nhược điểm của quạt không cánh

Nên dùng quạt tháp hay quạt không cánh? Bên cạnh những ưu điểm trên, quạt không cánh vẫn còn tồn tại một số hạn chế khiến người dùng cân nhắc.

  • Quạt không cánh dễ vệ sinh các bộ phận bên ngoài. Đối với động cơ bên trong thì việc vệ sinh lại khá rắc rối. Bởi động cơ được đặt trong đế quạt và khép kín. 
  • Khó tìm kiếm được linh kiện để thay thế khi hỏng hóc.
  • Giá bán của quạt cũng khá cao.

Nên dùng quạt tháp hay quạt không cánh?

Nên dùng quạt tháp hay quạt không cánh? Việc lựa chọn quạt tháp hay quạt không cánh để làm mát không gian nhà bạn còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố: không gian làm mát, khả năng tài chính, độ an toàn cho người dùng….

Khả năng trang trí: Nếu bạn đang tìm kiếm chiếc quạt vừa có khả năng làm mát lại có thể trang trí được nhà cửa. Vậy bạn nên chọn quạt không cánh. Nếu bạn cần chiếc quạt có thể xua đi được cái nóng gay gắt của mùa hè thì nên chọn quạt tháp.

Không gian làm mát: Nếu bạn cần chiếc quạt làm mát cho không gia lớn thì nên chọn quạt tháp. Bởi công suất của quạt tháp lớn thì khả năng làm mát sẽ cao.

Điều kiện tài chính: cả quạt tháp và quạt không cánh đều được bán với mức giá khá cao. Tai các siêu thị điện máy hiện nay, quạt tháp đang có giá tiền dao động từ 1,5 triệu đến 5 triệu đồng/ sản phẩm.  Quạt không cánh được bán với mức giá dao động từ 1 đến 3 triệu đồng.

Nếu vẫn còn băn khoăn về hai sản phẩm quạt này, bạn hãy liên hệ ngay với Gia Dụng Đức Sài Gòn để được tư vấn và trải nghiệm trực tiếp về sản phẩm.

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về hai dòng sản phẩm cao cấp này. Chắc chắn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi nên dùng quạt tháp hay quạt không cánh rồi nhỉ. Nếu cần biết thêm thông tin về sản phẩm, bạn hãy truy cập website: https://giadungducsaigon.vn/.

Có thể bạn muốn biết: So Sánh Quạt Tháp Và Quạt cây, Loại Nào Tốt Hơn?

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *