Nội Dung Chính
Cách bảo quản thực phẩm An Toàn cho sức khỏe
Với khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam là điều kiện thuận lợi để các loại nấm mốc vi khuẩn có hại phát triển. Việc bảo quản thực phẩm làm sao để tươi ngon, an toàn cho sức khỏe là mối quan tâm hàng đầu cho các gia đình Việt. VậyCách bảo quản thực phẩm An Toàn cho sức khỏe một cách hiệu quả là như thế nào? Bạn cần phải bỏ túi cho mình những bí quyết để bảo quản thực phẩm đúng cách với tủ lạnh qua bài viết dưới đây của Gia Dụng Đức Sài Gòn nhé.
Cách bảo quản thực phẩm Đối với thực phẩm thịt cá tươi sống.
Không dự trữ quá nhiều thực phẩm tươi sống, tốt nhất ăn lúc nào mua lúc ấy như vậy sẽ giữ được các hàm lượng dinh dưỡng tối đa nhất và tốt nhất.
Để tiết kiệm thời gian, các bà nội trợ thường mua một lượng lớn thức ăn đủ cho vài ngày và việc bảo quản sẽ phải rất chu đáo như sau:
Thịt, cá, hải sản và các thực phẩm tươi sống nói chung đều phân hủy rất nhanh. Vì vậy đồ tươi sống sau khi mua về bạn cần bảo quản đông lạnh càng nhanh càng tốt.
Ngăn mát có thể giúp bảo quản từ 1-2 ngày, ngăn đông có thể bảo quản từ 06 – 12 tháng ở nhiệt độ -180C.
Một số lưu ý khi bảo quản thịt cá trong tủ lạnh:
- Rửa trước: Bạn nên rửa sạch thịt, cá, hải sản trước khi bảo quản. Có thể ướp gia vị nếu cần.
- Bao bọc, đóng hộp kín: Nên chia ra từng khẩu phần nhỏ và bao bọc lại bằng các túi nylon hoặc cho vào các hộp bảo quản để tránh nhiễm khuẩn & gây mùi cho các thực phẩm khác.
- Hiện nay có thêm máy hút chân không tại nhà các bạn có thể bảo quản bằng cách hút chân không trước khi cho vào tủ lạnh. Đây là phương pháp đang được đánh giá hiệu quả cao và được khuyên dùng
Xem thêm máy hút chân không CaSo VC10 Tại đây
Đối với các loại rau xanh
Lặt bỏ các phần rau bị hỏng trước khi bảo quản.
Không nên rửa nước trước khi bảo quản rau củ, vì khi đó rau sẽ nhanh chóng bị úng và hư ngay (tương tự như bảo quản trái cây).
Bao bọc rau củ bằng các túi nylon thoáng khí (túi nylon đục lỗ) hoặc các loại giấy bảo quản thực phẩm là tốt nhất.
Sắp xếp các loại rau cần dùng trước ra ngoài để dễ nhớ và sử dụng.
Đối với các trái cây
Chọn lọc trái cây tươi ngon, vừa chín tới trước khi bảo quản. Lưu ý nếu phần nào bị dập, úng thì bạn nên cắt bỏ phần đó đi trước khi bảo quản.
Bạn không nên rửa trái cây trước khi bảo quản. Chỉ rửa khi lấy ra dùng.
Nếu bọc trái cây thì bạn lưu ý phải có lỗ thông hơi, tránh trái cây bị úng và thối.
Trái cây chín bạn có thể gọt vỏ và xắt thành từng miếng vừa ăn và cho vào hộp bảo quản có nắp đậy để ăn dần.
Những loại thực phẩm không nên bảo quản tủ lạnh
Các loại rau quả nặng mùi dùng làm gia vị: hành củ, tỏi củ, củ riềng… có thể bảo quản bên ngoài. Nếu bảo quản tủ lạnh bạn phải đậy trong hộp kín để tránh gây mùi.
Trà, cafe: có tính khử mùi mạnh nên sẽ gây mất mùi vị các thực phẩm khác.
Các loại trái cây cần để cho chín bên ngoài trước, sau đó mới cho vào ngăn mát tủ lạnh: cà chua, quả bơ, chuối, dưa, quả đào, quả mận, đu đủ, xoài. Những loại quả này nếu các bạn cho vào tủ lạnh thì chúng không chín nữa, nếu bạn lấy ra môi trường bên ngoài thì bị hư luôn chứ cũng không tiếp tục chín.
Các cách bảo quản thực phẩm phổ biến khác
Sấy khô
Sấy khô là Cách bảo quản thực phẩm được sử dụng từ thời xa xưa. Bạn có thể áp dụng sấy khô để lưu trữ nhiều thực phẩm từ cá, thịt cho đến rau củ hoặc trái cây. Nguyên lý hoạt động của sấy khô là làm giảm lượng nước có trong thực phẩm để ngăn chặn vi khuẩn làm hỏng thức ăn. Nhắc đến sấy khô, phải nhắc đến các loại trái cây sấy như mít, táo, nho, xoài, chuối rất được yêu thích. Bên cạnh đó, các loại ngũ cốc như yến mạch, hạt kê, lúa mì cũng có thể sử dụng phương pháp này.
Phương pháp sấy khô có nhiều ưu điểm như: Kéo dài thời gian bảo quản, tiết kiệm không gian lưu trữ, áp dụng với nhiều loại thực phẩm, không tốn nhiều công sức… Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhược điểm chính là làm mất đi các Vitamin quan trọng do tác dụng của nhiệt độ cao.
Muối chua
Muối chua là hình thức chuyển hóa đường thành acid lactic, có lợi cho hệ tiêu hóa và được sử dụng từ lâu đời. Phương pháp này rất dễ thực hiện và thường áp dụng cho các loại rau, củ như cà rốt, củ cải, dưa leo, cà pháo…
Tuy nhiên, các thực phẩm muối chua không nên để quá lâu vì chúng sẽ chứa hàm lượng muối cao, khiến bạn dễ mắc các chứng bệnh thận, tim mạch, huyết áp. Hơn nữa, khi dùng thực phẩm quá chua sẽ ảnh hưởng đến dạ dày và sức khỏe.
Đóng hộp
Cách bảo quản thực phẩm đóng hộp thường dùng cho rau, củ quả. Trước khi cho vào chai, lọ, hộp để bảo quản các thức phẩm cần được tiệt trùng và sơ chế sạch sẽ. Tuy nhiên, phương pháp này không đạt hiệu quả cao và ít được sử dụng hơn các phương pháp còn lạo bởi các vi khuẩn vẫn có thể tấn công và làm hư hỏng thức ăn. Đồng thời, các hộp đựng thực phẩm sau khi mở ra sử dụng sẽ rất nhanh hư nếu không được chế biến kịp thời.
Bên cạnh đó, phương pháp này đòi hỏi bạn phải tốn nhiều công sức trong khâu tiệt trùng và sơ chế vì nếu kém vệ sinh, không đạt chuẩn sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe như các bệnh về hệ tiêu hóa, đường ruột hay ngộ độc thực phẩm.
Trên đây là những thông tin về cách bảo quản thực phẩm làm sao để an toàn và tốt cho sức khỏe mà Gia Dụng Đức Sài Gòn muốn gửi đến quý bạn đọc. Hi vọng sẽ giúp ích và giúp giảm bớt nỗi lo lắng của các chị em nội trợ.
Hơn nữa chúng tôi còn có những chương trình khuyến mãi vàng trong từng thời điểm, để biết thêm các thông tin khuyến mãi cũng như nhận tư vấn thêm về sản phẩm xin vui lòng liên hệ Hotline: 0973746774 & 1900 6774