Máy rửa bát thường là những thiết bị nhập khẩu nên việc đọc hướng dẫn sử dụng cũng như vệ sinh máy khá khó khăn. Trong bài viết này, Gia dụng Đức Sài Gòn sẽ giới thiệu đến bạn một vài kinh nghiệm sử dụng máy rửa bát an toàn, hiệu quả và kéo dài tuổi thọ của thiết bị.
Nội Dung Chính
Kinh nghiệm sắp xếp chén bát vào máy rửa bát
Tưởng chừng như đơn giản nhưng cách sắp xếp chén bát vào máy rửa chén bát lại là kinh nghiệm sử dụng máy rửa bát luôn được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu. Một vài kinh nghiệm sắp xếp chén bát vào máy là:
- Phân loại và sắp xếp dụng cụ theo các tầng khác nhau. Đối với dụng cụ có kích thước lớn như nồi, xoong, chảo, khay sẽ được xếp ở tầng thấp nhất. Các dụng cụ như bát ăn, đĩa và các vật dụng có kích thước nhỏ hơn sẽ được xếp ở tầng trên.
- Các dụng cụ nên được xếp nghiêng hoặc úp xuống tránh bị đọng nước và thức ăn khi máy xả nước.
- Không được đặt các vật dụng lên nhau, đặc biệt là đặt lên đồ mỏng vì sẽ dễ vỡ do áp suất nước rất lớn trong quá trình vận hành.
- Đối với các vật dụng nhỏ không được xếp bên trong đồ lớn sẽ không được rửa sạch và sấy khô.
- Không xếp đồ chắn vòi phun. Khi xếp đồ phải chừa lại một khoảng diện tích hoạt động của cánh quạt phun nước.
Kinh nghiệm sử dụng máy rửa bát với các chất phụ gia
Không giống như rửa bát thông thường, máy rửa bát cần và nên sử dụng nhiều loại phụ gia khác nhau để hỗ trợ cho quá trình hoạt động của thiết bị.
Muối làm mềm nước cho máy rửa bát
Muối dùng cho máy rửa bát là một loại muối chuyên dụng chứ không phải loại muối ăn thông thường. Đây là phụ gia bắt buộc khi rửa bát bằng máy.
Ưu điểm khi sử dụng loại muối này đó là làm mềm nước và chống hiện tượng để lại cặn bã, mảng bám trên vật dụng sau quá trình rửa bát và sau thời gian dài sử dụng.
Nếu đèn báo “Salt” màu đỏ xuất hiện, có nghĩa là lượng muối không đủ theo yêu cầu và bạn cần phải cho thêm muối vào máy.
Thông thường bạn cho muối rửa bát vào máy, máy sẽ từ điều tiết và lấy lượng muối phù hợp. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn lỡ làm đổ muối ra ngoài máy, bạn cần vận hàng máy ở chế độ “Pre-rinse” để rửa trôi muối và bảo vệ các chi tiết kim loại.
Nước trợ xả giúp máy rửa sạch hơn, khô hơn
Nước trợ xả có tác dụng giúp chén bát được rửa sạch hơn. Tuy nhiên đây không phải là phụ gia bắt buộc giống như muối làm mềm nước. Nhưng theo kinh nghiệm, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng loại phụ gia này.
Bạn cần lưu ý, trong quá trình sử dụng nên cho một lượng nước trợ xả cần thiết để bát đĩa không bị ẩm và rít sau khi rửa, tránh tình trạng một số vật dụng bằng nhựa đọng nước sau khi sấy.
Chất phụ gia làm bóng bát đĩa
Chất phụ gia có tác dụng làm bóng giúp cho bát đĩa được khô ráo hơn, có khả năng bảo vệ đồ sứ cao cấp, pha lê, đồ thủy tinh cũng như loại bỏ những vết loang, đốm trên đồ nhựa, inox.
Bên cạnh đó, hiện nay trên thị trường có các loại viên rửa tổng hợp 3 in 1 chứa 3 thành phần chất tẩy rửa, muối rửa và nước làm bóng.
Một số cách bạn có thể học để tiết kiệm bột rửa cũng như thời gian cho mình:
- Bột rửa: bạn có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với lượng bát đĩa, tránh tình trạng dư bột khiến chén bát bị nhớt.
- Nước bóng: sản phẩm có công dụng làm chén bát bóng loáng, tuy nhiên nó không cần thiết, có cũng được mà không có cũng được.
- Muối: đây là sản phẩm cần thiết, nếu không có nó hoặc có ít thì đầu phun nước trong máy rửa bát có khả năng bị hư. Bạn có thể mua các sản phẩm muối tinh chuyên làm mềm nước, muối phải được đổ đầy ở dưới hộc muối. Người tiêu dùng nên lưu ý vì mỗi vùng nước khác nhau thì lượng muối hao hụt cũng sẽ khác nhau, nên kiểm tra để phát hiện ra muối có còn đủ dùng hay không.
Kinh nghiệm chọn chương trình và chế độ rửa.
Nếu chén đĩa của bạn đầy, vật dụng khá bẩn, bạn nên chọn chương trình Eco 50 hoặc Auto 40-60. Nếu lượng chén đĩa quá bẩn, nhiều dầu mỡ, bạn có thể chọn chế độ Intensive 70. Nếu chỉ rửa đồ thủy tinh, pha lê cao cấp, bạn có thể chọn chương trình Glass 40 để bảo vệ đồ của bạn tốt nhất. Nếu rửa ít đồ, muốn tiết kiệm điện năng, bạn có thể chọn chế độ rửa HaflLoad bán tải, chương trình rửa tự động Auto 40-60( máy có khả năng cảm biến độ bẩn và số lượng bát đĩa để dùng điện, nước phù hợp), hoặc có thể dùng chế độ PreRinse rửa tráng sơ để gom nhiều bát rửa một thể.
Ngoài ra, máy còn đi kèm các chương trình rửa tiêu chuẩn với các tiện ích khác như: ExtraDry sấy tăng cường giúp bát đĩa khô hơn, VarioSpeed sấy siêu tốc giúp rút ngắn thời gian sấy, Hygiene rửa diệt khuẩn, HomeConnect khởi động từ xa.
Kinh nghiệm vệ sinh máy.
Vệ sinh máy thường xuyên sẽ giúp hạn chế mùi hôi, tanh và sự phát triển của vi khuẩn. Quan trọng nhất là rửa sạch bộ lọc. Để duy trì kết quả tốt nhất, bộ lọc cần phải được làm sạch thường xuyên, trung bình 1 lần/ tuần. Bên cạnh đó, bạn cần vệ sinh cánh phun bằng cách dùng tăm để thông tắc các lỗ phun. Nên chạy chương trình vệ sinh toàn bộ khoang rửa vài lần một năm, nhằm đảm bảo thiết bị của bạn hoạt động tốt nhất. Chọn chức năng Machine Care, cùng với lọ vệ sinh chuyên dụng.
Xem thêm:
- Cách Vệ Sinh Máy Rửa Bát Định Kỳ Chỉ Với Vỏn Vẹn 15 Phút
- Xử lý lỗi máy rửa bát bị đọng nước nhanh chóng tại nhà
- Giải Thích Toàn Bộ Ý Nghĩa Của Các Ký Hiệu Trên Máy Rửa Bát Bosch.
Đặc biệt là khi mua máy về nên bóc lớp màng nilon bảo vệ mặt trước máy màu vàng để tránh nước xâm nhập, gây gỉ máy. Nên lau khô những chỗ nước đọng ở cửa máy vì nhiều trường hợp để lâu khiến máy bị gỉ set. Đối với trường hợp máy bị gỉ, bạn nên sử dụng kem tẩy chuyên dụng cho inox là Autosol Metal Polish.
Không dùng máy rửa bát để rửa các loại thực phẩm và vật dụng bẩn khác. Vì điều này có khả năng gia tăng nguy cơ tắc nghẽn, lây nhiễm giun sán, kém an toàn cho người sử dụng.
Trên đây là một vài kinh nghiệm sử dụng máy rửa bát mà Gia dụng Đức Sài Gòn giới thiệu đến bạn. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn sử dụng máy rửa bát hiệu quả và gia tăng tuổi thọ của máy nhé.