Để sử dụng sản phẩm đúng cách, đạt hiệu quả cao và đảm bảo tuổi thọ thì người dùng cần nắm được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của sản phẩm. Trong bài viết dưới đây, Gia dụng Đức Sài Gòn sẽ giúp bạn hiểu hơn về cấu tạo máy rửa bát Bosch cũng như những ưu điểm của dòng sản phẩm này. Cùng tìm hiểu nhé!
Nội Dung Chính
Cấu tạo máy rửa bát Bosch
Bosch là một trong những thương hiệu đồ gia dụng hàng đầu. Khi nhắc về máy rửa chén không thể nào không nhắc tới Bosch với những dòng sản phẩm đã quá quen thuộc với người tiêu dùng Việt như Máy rửa chén Series 4, Series 6,…Đây là tổng quan cấu tạo của một chiếc Máy rửa bát Bosch
Phần vỏ máy
Vỏ máy của những chiếc máy rửa bát phải luôn đảm bảo an toàn tối ưu cho người dùng. Chính vì vậy, nguyên liệu để làm vỏ máy rửa bát là thép không gỉ. Bên ngoài được sơn lớp sơn tĩnh điện để vừa đảm bảo độ bền lại cách điện và cách nhiệt. Vì vậy, trong quá trình máy rửa bát hoạt động, nếu bạn vô tình sờ vào phần bên ngoài của máy mà thấy điện giật tê thì cần liên hệ ngay thợ sửa chữa để kiểm tra toàn diện.
Bảng điều khiển
Trong cấu tạo máy rửa bát, bảng điều khiển sẽ được thiết kế dạng cơ vặn núm hoặc bằng bảng điện tử tùy theo từng serie máy. Nhiều dòng máy còn được trang bị màn hình led để hiển thị đầy đủ các thông tin và chức năng khi sử dụng. Nó giúp cho việc sử dụng trở nên dễ dàng hơn. Nhìn vào bảng điều khiển là bạn đã biết được mình đang sử dụng ở chế độ nào.
Bộ phận cảm biến
Trong cấu tạo của máy rửa bát Bosch, bộ phận cảm biến là quan trọng nhất. Bộ phận này bao gồm các thành phần cảm biến nhiệt, cảm biến nhận biết mực nước. Ở một số dòng máy rửa bát cao cấp hiện nay còn được trang bị bộ phận cảm biến để nhận biết xem nước xả ra đã sạch hay chưa để tiếp tục rửa nếu cần.
Ngoài ra, bộ phận cảm biến nhiệt còn giúp nhận biết nhiệt độ của nước rửa, đồng thời điều chỉnh nhiệt độ để tránh ảnh hưởng đến chất lượng của bát đĩa cũng như ảnh hưởng đến các bộ phận bên trong của máy rửa bát.
>> Máy Rửa Chén Rửa Trong Bao Lâu Thì Xong? Có Mất Thời Gian Không?
Các giàn rửa
Giàn rửa trong máy rửa bát được bố trí bên trong. Nó được chia thành từng khoang rửa khác nhau. Nơi đây là nơi để bạn để bát đĩa hay các vật dụng cần rửa vào trong đó. Giàn rửa cũng được làm bằng thép không gỉ. bên ngoài được phủ lớp sơn chống gỉ. Chúng còn được lắp đặt với hệ thống ray trượt dọc để dễ dàng mở ra và đóng vào.
Ở nhiều dòng máy rửa bát cao cấp hiện nay còn có tác dụng tự thay đổi độ cao thấp của giàn rửa để giúp người dùng dễ dàng sắp xếp vật dụng trong máy.
Tay quay phun nước
Trong cấu tạo máy rửa bát, tay quay phun nước được bố trí nằm ở bên dưới của giàn rửa. Chức năng của tay quay phun nước là phun nước lên để rửa bát thông qua các lỗ nhỏ bằng áp lực lớn. Trong quá trình hoạt động, tay quay phun nước xoay liên tục 360 độ để làm sạch bát đĩa hoàn toàn.
Hộp đựng chất tẩy rửa
Chúng ta không thể không nhắc đến hộp đựng chất tẩy rửa. Bởi máy rửa bát chỉ rửa những chất tẩy rửa chuyên dụng như bột rửa hoặc kem rửa. Khi máy hoạt động, hộp đụn chất tẩy rửa chưa mở và hoạt động ngay. Chỉ đến thời điểm thích hợp thì nó mới mở ra và hoa cùng nước nóng để rửa.
Khi bạn cho máy rửa bát vào trong lồng rửa thì cũng cho chất tẩy rửa vào trong hộp của nó. Bạn cũng đừng quên cho muối rửa và chất làm bóng để đảm bảo hiệu quả tối ưu.
Ống đựng rác
Ống đựng rác được đặt dưới cùng của khoang máy rửa bát. Ống đựng rác có tác dụng ngăn lại cặn bẩn, thức ăn thừa được thải ra trong quá trình rửa. Vì vậy, sau mỗi lần rửa bát, bạn cần tháo ống đựng rác ra để vệ sinh sạch sẽ. Nếu như không vệ sinh thường xuyên sẽ khiến chúng bốc mùi khó chịu. Từ đó nấm mốc sẽ có điều kiện sinh sôi, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng.
Đường nước vào và ống thoát nước
Dưới cùng trong cấu tạo máy rửa bát đó là đường nước vào và đường thoát nước. Đường nước vào được nối trực tiếp với đường nước sạch gia đình đang sử dụng. Nó có tác dụng cung cấp nước vào cho máy rửa bát.
Còn ống thoát nước thải có tác dụng thoát nước thải trong quá trình máy hoạt động ra bên ngoài. Ống thoát nước thải được nối với đường ống thoát nước của bồn rửa.
Máy rửa bát có những ưu điểm gì?
Sau khi đã tìm hiểu được cấu tạo máy rửa bát thì việc có nên trang bị cho mình chiếc máy rửa bát hay không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Máy rửa bát có những ưu điểm gì?
Tiết kiệm nước
Nhiều người cho rằng máy rửa bát sẽ tốn nước hơn so với rửa bát bằng tay. Nhưng thực thực tế là không phải như vậy. Theo như khảo sát, nếu rửa khoảng 15 bộ bát đĩa và dụng cụ nấu nướng phải tốn khoảng 40l nước. Nhưng với máy rửa bát thì lượng nước tiêu thụ chỉ khoảng 11 đến 20 l nước tùy theo từng máy.
Xem thêm: Công Suất Máy Rửa Bát, Dòng Máy Rửa Bát Tiết Kiệm Điện
Tiết kiệm thời gian
Việc ngồi rửa bát bằng tay sau mỗi bữa ăn tiêu tốn khá nhiều thời gian của các chị em nội trợ. Việc sử dụng máy rửa bát sẽ giúp bạn tận dụng được thời gian đó để chăm sóc cho bản thân hoặc cho gia đình mình.
Rửa sạch tối ưu và an toàn
Máy rửa bát dùng nước nóng với lực mạnh kết hợp với hóa chất để làm sạch bát đĩa và dụng cụ nấu nướng. Nước nóng phun đều vào từng ngóc ngách để đánh bay hết chất bẩn bám trên bát đĩa. Sau cùng là chu trình sấy khô bằng hơi nóng để làm khô hoàn toàn bát đĩa, diệt sạch vi khuẩn gây bệnh, đảm bảo an toàn tối đa cho người dùng.
An toàn đối với da tay
Việc sử dụng máy rửa bát thay thế cho rửa bằng tay giúp bảo vệ tối đa da tay cho chị em. Chị em không cần phải dùng tay để tiếp xúc trực tiếp với hóa chất. Bạn không bao giờ phải lo da của mình bị dị ứng hoặc nấm.
Hy vọng những thông tin về cấu tạo máy rửa bát mà chúng tôi chia sẻ trong bài biết trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về chiếc máy rửa bát nhà mình. Khi cuộc sống ngày càng bận rộn, sự xuất hiện của chiếc máy rửa bát sẽ khiến cho cuộc sống đỡ bận rộn hơn. Nếu cần tư vấn về máy rửa bát hoặc có nhu cầu mua hãy liên hệ để được hỗ trợ nhé.
Xem thêm: Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi E19 máy rửa bát Bosch.