Nếu đang có nhu cầu trang bị cho không gian nhà bếp chiếc máy rửa bát, chắc chắn bạn sẽ có sự phân vân khi tìm hiểu về hai dòng máy rửa bát độc lập và máy rửa bát âm tủ. Hai dòng máy rửa bát này có những ưu và nhược điểm gì? Nên chọn dòng máy rửa bát nào cho thích hợp với không gian nhà bếp của bạn? Hãy cùng tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây của Gia Dụng Đức Sài Gòn nhé.
Nội Dung Chính
Máy rửa bát âm tủ là gì?
Định nghĩa máy rửa bát âm tủ
Máy rửa bát âm tủ giống nhưu tên gọi của nó, đây là dòng máy rửa bá được thiết kế giống nhu như cánh tủ hoặc ngăn kéo. Vị trí lắp đặt của nó là âm vào trong kệ bếp hoặc trong tủ bếp. Thông thường, nếu muốn lắp đặt kiểu máy rửa bát này là bạn cần tính toán thật kỹ lưỡng và lắp đặt ngay trong quá trình xây dựng bếp.
Các loại máy rửa bát âm tủ hiện nay
Trên thị trường hiện nay, máy rửa bát âm tủ được chia thành 2 dạng chính là âm tủ toàn phần và bán toàn phần.
Trong đó, máy rửa chén toàn phần sẽ được lắp đặt hoàn toàn chìm vào bên trong của tủ bếp. Nếu nhìn trực diện chúng ta sẽ không thấy. Thay vào đó mặt trước vẫn là cánh tủ để đồng bộ với toàn bộ không gian. Phần bảng điều khiển cảm ứng được đặt ở phía tay nắm cửa. Bạn chỉ có thể nhìn và sử dụng được khi mở cánh cửa ra.
Với máy rửa chén bán phần sẽ được lắp đặt phần thân máy chìm vào trong tủ bếp. Nhìn từ bên ngoài chúng ta vẫn thấy được toàn bộ cửa của máy. Bảng điều khiển cũng hiển thị trực tiếp ở bên ngoài để bạn dễ dàng điều khiển và sử dụng
Xem thêm: So Sánh Máy Rửa Bát Bosch Serie 4 và Serie 6 Đầy Đủ Chi Tiết
Máy rửa bát âm tủ có những ưu và nhược điểm gì?
Để đánh giá một sản phẩm là hoàn hảo chúng ta cần nhìn vào cả ưu và nhược điểm của nó. Dưới đây là những ưu và nhược điểm của máy rửa bát âm tủ.
Ưu điểm của máy rửa chén âm tủ
- Thiết kế và lắp đặt mang đến cho không gian sự tinh tế. Lắp đặt đồng bộ với tủ bếp sẽ tạo nên không gian đồng bộ nhưng vẫn tạo được điểm nhấn, tăng tính thẩm mỹ cho căn bếp.
- Được tích hợp đa dạng nhiều tính năng giúp cho việc rửa bát trở nên đơn giản, nhanh chóng và tiết kiệm thời gian.
- Dung tích của máy lớn, được chia thành 3 ngăn. Có thể rửa được cùng lúc từ 12 đến 14 bộ chén đĩa và các dụng cụ nấu nướng khác mà không gây trầy xước hay hư hỏng.
- An toàn cho trẻ em bởi máy được trang bị tính năng khóa an toàn trong quá trình hoạt động.
- Độ ồn thấp trong khoảng từ 44dB – 47 dB, không ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của gia đình.
Nhược điểm của máy rửa chén âm tủ
- Trước khi thiết kế tủ bếp thì cần chọn máy rửa bát trước cho thích hợp.
- Thiết kế phù hợp với những căn nhà bếp có diện tích lớn, hiện đại.
- Giá thành cao hơn so với các dòng máy rửa bát khác.
- Cần sử dụng đúng những sản phẩm chuyên dụng cho máy giặt để tránh tình trạng máy giặt bị cặn, dẫn đến tắc ống thoát nước, hoặc tràn nước gây ảnh hưởng đến bản mạch…
Thông tin về máy rửa chén độc lập
Máy rửa bát độc lập là gì?
Máy rửa bát độc lập là dòng máy rửa bát được thiết kế theo dạng tủ đứng. Kích thước của dòng máy rửa bát này thường khá lớn. Máy hoạt động với công suất lớn và khoang chứa rộng. Đặc biệt, bạn có thể lắp đặt nó trong bất kì không gian bào của nhà bếp mà bạn muốn.
Ưu nhược điểm của máy rửa bát độc lập là gì?
Ưu điểm
Máy rửa bát độc lập được nhiều người lựa chọn sử dụng cho không gian nhà bếp bởi những ưu điểm dưới đây:
- Có thể lắp đặt được ở nhiều vị trí khác nhau trong không gian nhà bếp.
- Không gian khoang rửa rộng cho nên có thể rửa cùng lúc nhiều bộ bát đĩa và dụng cụ nấu nướng khác nhau.
Nhược điểm
Máy rửa bát độc lập có kích thước khá lớn. Khi lắp đặt chiếm nhiều diện tích và không gian. Hơn nữa, trong quá trình sử dụng, nếu cần di chuyển đến đâu cũng khá khó khăn.
So sánh máy rửa bát âm tủ và máy rửa bát độc lập
Tiêu chí so sánh | Máy rửa bát âm tủ | Máy rửa bát độc lập |
Không gian lắp đặt | Lắp đặt ở những không gian nhà bếp rộng rãi, sang trọng. Lắp trong quá trình thi công nhà bếp. Không di chuyển được. | Lắp đặt được ở nhiều vị trí khác nhau trong nhà bếp. Có thể di chuyển được trong quá trình sử dụng. |
Đối tượng sử dụng | Những gia đình có từ 4 đến thành viên | Những gia đình có nhiều hơn 6 thành viên. |
Thiết kế | Máy được thiết kế dạng ngăn kéo hoặc cánh cửa tủ, lắp kết hợp với tủ tủ bếp | Máy được thiết kế dáng đứng. có thể lắp đặt độc lập ở những vị trí riêng biệt. |
Lượng chén bát rửa trong mỗi lần | Có thể rửa được từ 12 đến 14 bộ chén đĩa và dụng cụ nấu nướng trong mỗi lần rửa, sấy và làm bóng | Mỗi chu trình rửa cho thể rửa được từ 8 đến 12 bộ chén đĩa. |
Nên chọn máy rửa chén âm tủ hay máy rửa chén độc lập?
Việc lựa chọn máy rửa bát âm tủ hay máy rửa bát độc lập trong gia đình còn tùy thuộc nhiều vào không gian nhà bếp của bạn. Nếu không gian nhà bếp của bạn chật chội, nên chọn máy rửa chén âm tủ để vừa tối ưu được diện tích sử dụng, lại vừa tạo tính sang trọng cho không gian nhà bếp.
Còn nếu không gian nhà bếp rộng rãi, bạn có thể chọn máy rửa chén độc lập để tạo thành điểm nhấn cho không gian nhà bếp cũng như có thể di chuyển đến mọi vị trí nếu bạn muốn.
Trong bài viết trên đây, Gia Dụng Đức Sài Gòn đã chia sẻ đến các bạn những thông tin liên quan đến máy rửa bát âm tủ. Mong rằng với những thông tin này sẽ giúp bạn chọn được cho căn bếp nhà mình chiếc máy rửa bát thích hợp. Nếu cần tư vấn thêm về các dòng máy rửa bát, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.