Nút bần rượu vang được xem là một trong những nét hấp dẫn đối với những người đam mê thưởng thức rượu. Thế nhưng, bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp những điều bạn nên biết về nút bần rượu vang. Cùng tìm hiểu tại sao nút bần lại trở thành nét đặc trưng của chai rượu.
Nội Dung Chính
1. Giới thiệu về nút bần
1.1 Lịch sử ra đời
Nút bần rượu vang, hay còn có tên gọi khác là “cork” theo tiếng Anh hay “li-e” theo tiếng Pháp. Nó được làm từ vỏ của cây sồi bần (Quercus Suber) – một loại cây đặc biệt mọc ở các khu vực Địa Trung Hải. Bởi tính chất mềm, không bị nhiễm khuẩn, ngăn chặn quá trình oxy hóa mà đến nay nút bần vẫn được xem là vật liệu nắp chai lý tưởng.
Nút bần được xem là đã xuất hiện ở thời kỳ Cổ Đại nhưng chưa được phổ biến. Phải cho đến những năm của thế kỷ 17, việc sử dụng nút bần tại các quán rượu để thay thế cho các nắp chai thuỷ tinh càng được ưa chuộng.
Việc sử dụng nút bần giúp cho các chai rượu giữ nguyên được hương vị, ngăn ngừa quá trình oxy hoá và đảm bảo chất lượng tốt hơn. Chính điều này đã giúp cho nút bần trở thành một trong những tiêu chuẩn cho ngành rượu vang.
Quá trình phát triển của nút bần đã gắn liền với nền công nghiệp rượu vang châu Âu bắt đầu từ thế kỷ 18 đến nay. Nó trở thành nét độc đáo, truyền thống và đi liền với văn hóa thưởng thức rượu vang của mọi người trên thế giới.
1.2 Vai trò của nút bần
Nút bần là công cụ ngăn ngừa quá trình oxy hóa trong chai rượu diễn ra nhanh chóng. Nút bần giúp bịt kín miệng chai rượu, ngăn cho không khí xâm nhập và từ đó giữ nguyên được hương vị.
Một chai rượu thơm ngon vẫn nên có không khí nhưng vẫn nên hạn chế ở mức tối thiểu. Chính vì thế mà nút bần là sự lựa chọn tuyệt vời như thể giúp cho chai rượu cho một không gian để “thở” và phát triển.
Với khả năng ngăn chặn vi khuẩn, tự nhiên, nút bần giúp cho các nấm mốc khó để xâm nhập và bảo vệ khỏi nhiều tác nhân của không khí môi trường. Nó còn giúp bịt kín miệng chai và giúp cho các chai rượu lâu năm cũng không bị ảnh hưởng chất lượng.
2. Ưu điểm, nhược điểm của nút bần
2.1 Ưu điểm
Chất liệu tự nhiên, an toàn, bền vững: Cũng bởi được làm từ vỏ của cây sồi, nút bần có thành phần tự nhiên, bền vững và có khả năng tái tạo sau mỗi chu kỳ thu hoạch. Việc thu hoạch vỏ cây sồi để làm nút bần không những không ảnh hưởng đến cây mà còn tăng tiềm lực kinh tế, nhất là khu vực Địa Trung Hải.
Khả năng co giãn và linh hoạt: Nút bần có khả năng đàn hồi và trở về hình dáng ban đầu một cách nhanh chóng nên nó thường xuyên được sử dụng trong quá trình sản xuất rượu. Với đặc tính này, nút bần có thể bịt kín miệng chai một cách hiệu quả, ngăn không cho rượu bị tràn hay đổ, không khí cũng rất khó để lọt vào.
Tối ưu khả năng thấm khí: Nút bần tạo điều kiện cho rượu được “thở” một cách từ từ như quá trình phát triển của rượu mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng. Rượu sẽ phát triển hương vị ngon hơn trong thời gian dài và quá trình oxy hoá cũng bị chậm lại.
Khả năng tái sử dụng: Khi không còn sử dụng nút bần, chất liệu tự nhiên của nó có thể phân huỷ sinh học và cũng sẽ không làm ảnh hưởng gì đến môi trường. Bên cạnh đó, nút bần còn có thể được tái chế để làm sản phẩm cách âm, sàn nhà,…
Tính truyền thống và thẩm mỹ: Một số người đam mê rượu vang thường có xu hướng lựa chọn các chai rượu có nút bần bởi nét cổ điển và truyền thống của nó. Khi mở rượu, nhiều người thích âm thanh của việc mở nút bần và nó được xem là một trải nghiệm đầy hào hứng và thú vị khi thưởng thức.
2.2 Nhược điểm
Rủi ro về chất lượng rượu: Tuy có khả năng chống vi khuẩn và các tác nhân của môi trường, nút bần vẫn có khả năng bị nhiễm TCA hay còn được biết đến là 2,4,6-trichloroanisole. Khi nút bần bị nhiễm TCA sẽ mang lại mùi khó chịu như mùi ẩm mốc và mang lại trải nghiệm không tốt cho người thưởng thức rượu.
Có khả năng bị nứt hoặc vỡ: Khi sử dụng lâu, nút bần có thể bị nứt hoặc vỡ thành vụn trong quá trình mở nắp chai. Điều này sẽ mang lại khó khăn cho người dùng và khi thưởng thức, rượu cũng có nguy cơ bị lẫn vụn nhỏ của nút bần.
Chất lượng không đồng đều: Bởi được làm từ vỏ của cây sồi nên mỗi loại nút bần cũng sẽ có một chất lượng nhất định và khó để kiểm soát theo thời gian. Việc này sẽ một phần nào đó ảnh hưởng ít đến quá trình lão hoá và hương vị của rượu.
3. Cách mở nút bần chai rượu dễ dàng
Nút bần rượu vang là một trong những yếu tố then chốt quyết định đến chất lượng của chai rượu theo thời gian. Việc mở nút bần sao cho đúng cũng là một phần giữ cho mùi vị của rượu nguyên vẹn. Nếu bạn là người muốn thưởng thức trọn vẹn hương vị ấy thì hãy nhanh tay sở hữu dụng cụ khui rượu chuyên biệt và tạo ra trải nghiệm độc đáo cho riêng mình.
Một người “sành” uống rượu cũng nên sở hữu ngay cho mình dụng cụ khui rượu. Nó không chỉ mang lại cảm giác sang trọng, chuyên nghiệp mà còn ít tốn thời gian và công sức cho bạn.
Dụng cụ khui rượu của Gia Dụng Đức Sài Gòn là lựa chọn hoàn hảo cho bạn với thiết kế đẹp mắt, hiện đại, chất lượng tốt, bền bỉ và giá cả phải chăng. Bạn sẽ đảm bảo được rượu hoàn toàn giữ được hương vị gốc và tận hưởng trọn vẹn khoảnh khắc nhờ vào Dụng cụ khui rượu của Gia Dụng Đức Sài Gòn.