Xếp chén vào máy rửa chén tưởng chừng cực kỳ đơn giản nhưng trên thực tế lại là công việc ảnh hưởng nhiều tới hiệu quả rửa chén và độ bền của chén bát. Hiếu rõ điều này Gia dụng Đức Sài Gòn xin được chia sẻ cách xếp chén vào máy rửa chén để ban rửa chén một cách tối ưu nhất. Các hướng dẫn ở bài viết này được thực hiện trên dòng máy rửa chén Bosch.
Nội Dung Chính
Cách xếp bát vào máy rửa bát Bosch theo hướng dẫn của nhà sản xuất
Mỗi sản phẩm đều được đính kèm sách hướng dẫn sử dụng khi mua sản phẩm chính hãng, trong đó có ghi rõ cách xếp bát đũa vào máy rửa bát rất cụ thể và chi tiết. Nếu bạn còn thắc mắc, bạn có thể tham khảo những hướng dẫn dưới đây:
Phân loại đồ theo giá
Máy rửa chén Bosch thường chia thành 2 kiểu giá đỡ, loại 3 tầng và loại 2 tầng. Trước khi rửa bát, bạn nên phân loại thành hàng cốc chén, tô đĩa cỡ nhỏ, vừa vào giỏ, còn nồi chảo, tô đĩa cỡ lớn thì cho vào giỏ đựng ở phía dưới và tất cả các dòng đều có giá riêng để đũa, thìa, dao,.. những vật dụng nhỏ.
Những dụng cụ quá bẩn, nặng nên được xếp ở giở dưới vì lực nước ở dưới mạnh hơn sẽ đem lại hiệu quả làm sạch tốt hơn. Đồ dùng có khối lượng lớn nên được đặt ở giỏ dưới để hạn chế bị rơi rớt, đổ ngã, còn giỏ trên dùng để đặt đồ nhẹ, tổng khối lượng nên ở mức 2kg.
Tất cả vật dụng nên đặt úp
Cần úp các đồ vật xuống vì nếu đặt ngửa khi rửa xong nước sẽ bị đọng lại bên trong, đi qua công đoạn sấy cũng không thể khô hết. Những vật cần được đặt úp: cốc, chén, nồi, chảo,…
Đối với các chén đĩa được thiết kế có đường cong, có phần lõm nên được đặt nghiêng, điều đó sẽ giúp tiết kiệm không gian trong giỏ đựng cũng như giúp làm sạch hơn. Đặt các vật dụng có quai nắm hướng xuống dưới. Không nên để phần đầu đũa nhỏ hướng xuống dưới. Đối với các đồ vật sắc nhọn như dao, kéo,.. nên đặt nằm ngang hoặc đặt phần tay cầm hướng lên trên, tránh đặt phần có lưỡi dao dài hướng lên trên.
Đặt nghiêng những món đồ bị lẹm hay nhiều chi tiết góc cạnh
Với những hình dạng được thiết kế cong hay nhiều chi tiết góc cạnh, không được đặt úp mà nên xếp chéo hoặc đứng chúng trong giỏ đựng để nước có thể tới được từng ngóc ngách cũng như làm tăng hiệu suất làm khổ.
Không xếp đồ nhỏ cỡ nhỏ lồng bên trong đồ dùng cỡ lớn
Khi đặt đồ cỡ nhỏ trong đồ cỡ lớn có thể giúp tiết kiệm được 1 khoảng diện tích, tuy nhiên điều đó sẽ khiến cho việc vệ sinh đồ lớn không hiệu quả, dễ làm chất bẩn bị tồn đọng, không sấy khô hoàn toàn.
Do đó, khi xếp đồ trong máy rửa bát, tuyệt đối không được xếp đồ nhỏ lồng bên trong đồ cỡ lớn mà nên đặt tách riêng chúng ra.
Những đồ mỏng, dễ vỡ không đặt chồng lên nhau
Bản chất của thủy tinh rất dễ vỡ, do đó để tránh đồ thủy tinh bị hỏng, để các vật dụng không chạm vào nhau, tạo một khoảng cách nhất định giữa các đồ vật. Vì nếu để chén đĩa chạm vào những đồ làm bằng thủy tinh áp suất của vòi phun nước có thể khiến chúng xô lệch va đẩy nhau và gây vỡ đồ dùng.
Xếp đúng số lượng bát đĩa theo dung tích máy
Cần chú ý tới Kích Thước Máy Rửa Chén Bát Bosch, tránh xếp quá nhiều bát đĩa vào máy rửa bát Bosch vì điều đó có thể khiến máy bị quả tải ảnh hưởng đến hiệu suất rửa của máy rửa bát.
Không xếp đồ chắn vòi phun
Nên xếp các vật dụng cách vòi phun và không che chắn để giúp vòi phun nước mạnh và đến được nhiều ngóc ngách của bát đũa. Nên xếp sao cho phần mặt bẩn nhất của vật dụng hướng vào bộ phận phun.
Những lưu ý quan trọng khi sử dụng máy rửa bát an toàn.
Ngoại trừ biết cách sắp xếp bát vào máy rửa bát, bạn nên biết thêm một số lưu ý để có thể sử dụng thiết bị hiệu quả và an toàn hơn.
Một số vật dụng không nên cho vào máy rửa bát
Với nguyên lý sử dụng nước nóng và sức nước để làm sạch, máy rửa bát Bosch cần hạn chế một số vật dụng không chịu được nhiệt độ cao hoặc những vật dụng dễ phai màu, dễ vỡ như:
- Các loại bát đĩa có các họa tiết trang trí trên men, được vẽ bằng tay, các loại ly thủy tinh dễ mờ hoặc trầy xước.
- Các chai lọ có nhãn mác bằng giấy có thể bị bong ra và kẹt lại trong máy.
- Do ảnh hưởng của lực nước, chảo chống dính có thể mất chất chống dính.
- Các vật dụng được làm bằng gỗ có thể bị nứt khi ngấm nước trong quá trình rửa bằng máy.
- Đối với các đồ vật bằng bạc và nhôm, cũng nên hạn chế vì khi va chạm dễ bị trầy xước hoặc bạc màu.
- Những loại chén đĩa làm bằng nhựa không chịu nhiệt, chén đĩa cũ có các bộ phận được gắn với nhau bằng băng dính không chịu nhiệt có thể bị biến dạng và giảm độ bền khi rửa trong máy rửa chén.
Gạt bỏ hết thức ăn trước khi xếp bát vào máy rửa bát
Một trong những nguyên nhân gây tắc ống thoát nước có thể do thức ăn thừa trên dụng cụ bát đũa, xoong chảo, làm giảm hiệu suất rửa bát. Do đó, khi cho vật dụng vào rửa nên gạt bỏ hết những thức ăn thừa còn sót lại. Không cần phải rửa sơ trước khi cho đồ vào máy vì máy sẽ giúp bạn làm công việc này.
Muối làm mềm nước là hóa chất bắt buộc sử dụng khi rửa bát bằng máy
Muối rửa bát có tác dụng làm mềm nước (giảm độ vôi trong nước) và ngăn chặn hiện tượng vón cục của chất tẩy rửa. Nếu rửa bát mà không có muối chuyên dụng có thể khiến lượng vôi trong nước dần kết tủa đóng cặn và phá hỏng các chi tiết máy. Do đó, cần lưu ý đèn báo chỉ số “salt” để biết được tình trạng muối và bổ sung kịp thời.
Nước trợ xả sẽ giúp bắt được sấy khô và trơn hơn
Nước trợ xả không phải loại hóa chất bắt buộc như muối làm mềm, nhưng nên sử dụng để chén đĩa không bị ẩm và rít. Cần lưu ý đèn số chỉ báo “Rinse Ail” để biết tình trạng nước trợ xả để có thể bổ sung kịp thời.
Sử dụng viên rửa bát chuyên dụng thay cho các chất tẩy rửa khác
Ngoại trừ việc biết cách xếp bát đĩa vào máy rửa bát, bạn còn cần hiểu biết về các loại chất tẩy rửa chuyên dụng phù hợp với thiết bị. Một số viên rửa bát được thiết kế dạng viên có thể thay thế cho chất tẩy và chất trợ xả rất tiện lợi.
Để máy nguội mới lấy đồ ra tránh bỏng tay
Vì máy rửa bát dùng nước nóng để rửa và làm sạch bát đũa, sau đó sử dụng lượng nhiệt từ 60 đến 80 độ C để sấy khô, do đó sau khi máy chạy xong các chương trình rửa của máy vẫn còn nóng, nếu ngay lúc này bạn mở máy và lấy đồ ra ngay sẽ rất nguy hiểm. Vì vậy, nên đợi khoảng 10 đến 15 phút để đồ dùng nguội dần rồi mới lấy bát đũa ra khỏi máy.
Vệ sinh máy rửa bát thường xuyên
Để bảo vệ các linh kiện cho máy hoạt động hiệu quả và đảm bảo vệ sinh cho máy, nên tiến hành vệ sinh mát thường xuyên. Các bộ phận như bộ lọc chất bẩn, cánh tay phun nước, ống thoát nước, giá để đồ và cửa máy nên được chú ý và vệ sinh kỹ càng hơn.
Trên đây là những thông tin về cách xếp chén vào máy rửa chén Bosch mà Gia dụng Đức Sài Gòn đã chia sẻ đến máy. Hy vọng với các thông tin trên sẽ giúp bạn biết cách xếp chén đũa vào máy sao cho tiết kiệm không gian, cũng như biết cách bảo quản máy để gia tăng tuổi thọ của máy.